Con kênh thành bãi rác
Theo Sammy Fans, tính năng Now Brief được biết đến như một điểm nhấn của dòng Galaxy S25 mới, được cho là chỉ tương thích với các bộ xử lý hiện đại như Snapdragon 8 Elite, khiến người dùng các dòng máy cũ 'ngậm ngùi' chấp nhận việc thiếu vắng tính năng này trên One UI 7.Tuy nhiên, giới công nghệ vừa 'dậy sóng' với thông tin các hacker đã tìm ra cách kích hoạt Now Brief trên hầu hết các dòng smartphone Samsung, mở ra hy vọng cho những người dùng không sở hữu các dòng máy đời mới.Now Brief được hỗ trợ bởi kho lưu trữ Personal Data Intelligence, mang đến khả năng tóm tắt thông tin hữu ích, tối ưu hóa ngày hoạt động của người dùng. Samsung từng khẳng định tính năng này không thể hoạt động trên các dòng máy cũ do giới hạn của phần cứng.Tuy nhiên, mới đây, cộng đồng người dùng phát hiện ra phương pháp 'lách luật' để kích hoạt Now Brief. Một người dùng trên nền tảng X có tài khoản @DalgleishGX đã kích hoạt thành công tính năng này trên chiếc Galaxy S23+ của mình, thậm chí một người dùng khác còn thực hiện thành công trên cả mẫu A52.Phương pháp này liên quan đến việc cài đặt thủ công ứng dụng Samsung Smart Suggestion (v7.0.03.2) từ các nguồn APK bên thứ ba, đi kèm với việc chỉnh sửa System UI Tuner thông qua adb hoặc quyền root. Tuy nhiên, người dùng cần lưu ý rằng đây là một quy trình khá phức tạp và có thể gây rủi ro cho thiết bị nếu thực hiện không đúng cách.Mặc dù Now Brief có thể được kích hoạt, tuy nhiên, phiên bản này chỉ hiển thị thông tin thời tiết và thiếu vắng các widget khác. Đây có thể là một phiên bản rút gọn mà Samsung có thể tối ưu hóa cho các dòng máy cũ hơn trong các bản cập nhật One UI tương lai.Việc cài đặt các ứng dụng từ nguồn không chính thức và can thiệp vào System UI Tuner có thể gây ra các vấn đề bảo mật và ảnh hưởng đến hoạt động của thiết bị. Người dùng cần cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện các thủ thuật này.Mặc dù phiên bản Now Brief 'hack' chưa hoàn thiện, đây vẫn là một tín hiệu tích cực cho thấy khả năng nó sẽ được mở rộng cho các dòng máy cũ hơn trong tương lai. Người dùng có thể kỳ vọng vào các bản cập nhật One UI từ Samsung để có được trải nghiệm Now Brief đầy đủ hơn.Đồng Tháp: Tài xế đạp nhầm chân ga ô tô, gây tai nạn tại cây xăng
Mục tiêu tổ chức giải lần này nhằm tiếp tục thực hiện cuộc vận động "Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại", đánh giá trình độ chuyên môn của các kỳ thủ và đáp ứng yêu cầu đam mê của những người yêu thích bộ môn cờ úp, hướng đến đưa nội dung cờ úp vào hệ thống thi đấu chính thức của Liên đoàn Cờ tướng Việt Nam.
Phẫn nộ tài xế xe bán tải 'liều chết', chạy ngược chiều trên quốc lộ
Đến dự Lễ khởi động Tháng Thanh niên có Phó thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long; ông Nguyễn Lam, Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận T.Ư; anh Bùi Quang Huy, Ủy viên dự khuyết T.Ư Đảng, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn; ông Nguyễn Văn Quyết, Bí thư Tỉnh ủy Long An; anh Nguyễn Tường Lâm, Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ tịch T.Ư Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam…Đây là các hoạt động tiêu biểu của đoàn công tác T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh ngay sau lễ khởi động Tháng Thanh niên năm 2025 được tổ chức tại huyện Bến Lức, tỉnh Long An ngày 1.3.2025. Với chủ đề "Tuổi trẻ tự hào, vững tin theo Đảng", Tháng Thanh niên năm nay được đánh giá sẽ có nhiều nét mới. Cụ thể, sẽ có 3 ngày hoạt động cao điểm được đồng loạt triển khai tại các cơ sở Đoàn trên cả nước, gồm: Ngày cao điểm "Tình nguyện xây dựng đô thị văn minh", Ngày cao điểm "Tình nguyện chung tay xây dựng nông thôn mới và Ngày chủ nhật xanh", và Ngày Đoàn viên.Phát lời khởi động Tháng Thanh niên, anh Bùi Quang Huy - ủy viên dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn - cho biết qua hơn hai thập niên, Tháng Thanh niên không chỉ tạo ra hàng trăm nghìn công trình, phần việc thanh niên có giá trị mà còn là trường học thực tiễn phong phú, rộng lớn, môi trường xã hội lành mạnh cho thanh niên.Năm 2025 diễn ra trong bối cảnh đất nước kỷ niệm nhiều mốc lịch sử trọng đại, đồng thời cũng là năm toàn Đảng tập trung chuẩn bị Đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đây là thời điểm quan trọng để thanh niên tiếp tục khẳng định vai trò tiên phong trong việc hiện thực hóa các chủ trương lớn, đặc biệt là Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của chuyển đổi số trong hoạt động Đoàn. Việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số không chỉ giúp tổ chức Đoàn vận hành hiệu quả hơn mà còn lan tỏa mạnh mẽ tinh thần tích cực, truyền cảm hứng đến đông đảo đoàn viên, thanh niên trên cả nước.
Sáng 9.1, phát biểu khai mạc tại tọa đàm Hoàn thiện chính sách, pháp luật về doanh nghiệp dân tộc tại Việt Nam, do Báo Pháp luật Việt Nam tổ chức, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tịnh cho biết, ngày 10.10.2023, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 41 về xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam trong thời kỳ mới.Ông Tịnh đánh giá, hiện khung pháp luật về doanh nghiệp, doanh nhân cơ bản đã tương đối đồng bộ. Đảng, Nhà nước cũng rất quan tâm, thường xuyên chỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về cơ chế, chính sách.Tuy nhiên, qua rà soát, Bộ Tư pháp nhận thấy, yêu cầu về xây dựng chính sách đột phá để hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc tại Nghị quyết số 41 chưa được cụ thể hóa. Ông mong muốn, tọa đàm sẽ thảo luận, đề xuất cơ chế, chính sách hỗ trợ việc hình thành, phát triển doanh nghiệp dân tộc.Nêu ý kiến tại tọa đàm, TS Nguyễn Trí Hiếu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu và phát triển thị trường tài chính - bất động sản toàn cầu, khẳng định nếu muốn đi vào giai đoạn doanh nghiệp dân tộc, điều đầu tiên các doanh nghiệp phải nghiêm túc thực hiện là tuân thủ pháp luật.Ông Hiếu đề nghị cần xem lại các quy định liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, để không có sự chồng chéo, đồng thời có chính sách phù hợp để hỗ trợ các doanh nghiệp về vốn.PGS-TS Đinh Trọng Thịnh, nguyên Trưởng khoa Tài chính Quốc tế (Học viện Tài chính), cho rằng việc hỗ trợ đối với doanh nghiệp không nên chỉ dành cho doanh nghiệp lớn mà cần có các biện pháp phù hợp để hỗ trợ cả các doanh nghiệp vừa và nhỏ."Nếu không phát triển được vai trò của kinh tế tư nhân, khó có sự vươn mình", ông Thịnh nhấn mạnh.TS Nguyễn Văn Cương, Viện trưởng Viện Chiến lược khoa học pháp lý (Bộ Tư pháp), cho biết sau 40 năm đổi mới, Việt Nam có 1 triệu doanh nghiệp, tạo việc làm cho 85% lực lượng lao động, nguồn thu nhập của người dân Việt Nam.Để doanh nghiệp dân tộc có môi trường phát triển, ông Cương đề nghị phải làm truyền thông thật tốt để có thể loại bỏ những quan điểm chưa công bằng với doanh nghiệp tư nhân. Cùng đó, rà soát, lắng nghe trăn trở của các doanh nghiệp, để thấy điều gì chưa ổn thì thay đổi.Ông cũng đề nghị tạo không gian tự do, rộng mở cho khu vực kinh tế tư nhân, lập "chỉ giới đỏ" cho những hành vi bị cấm, tránh rủi ro cho doanh nghiệp. Đồng thời, nâng cấp công nghệ; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các doanh nhân…Ông đồng ý với đề nghị về việc doanh nghiệp tham gia xây dựng pháp luật. "Những chính sách cần thiết, phù hợp nhất phải được chính các doanh nhân đề xuất", ông Cương nhấn mạnh.Nghị quyết 41 của Bộ Chính trị đặt mục tiêu đến 2030, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đạt tầm khu vực, một số doanh nghiệp đạt tầm thế giới. Một số doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt trong các ngành, lĩnh vực then chốt.Một số doanh nghiệp có vị thế, vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị toàn cầu, làm chủ một số chuỗi giá trị công nghiệp, nông nghiệp, có năng lực cạnh tranh quốc tế trong các ngành công nghiệp nền tảng, ưu tiên, mũi nhọn.Tại Hội nghị Chính phủ và chính quyền địa phương hôm qua 8.1, Tổng Bí thư Tô Lâm cũng đặt câu hỏi: "Chúng ta đã nói rất nhiều về việc chuẩn bị "tổ" cho "đại bàng", điều này rất đúng, rất nên làm. Nhưng tại sao chúng ta ít đề cập tới kế hoạch chuẩn bị những "cánh rừng", những "cánh đồng" cho các "đàn ong" lấy hoa làm mật?".Tổng Bí thư cho biết, giai đoạn tới sẽ có khoảng 100.000 lao động rời khỏi khu vực nhà nước do tác động của tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị và 100.000 thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về địa phương."Vậy Chính phủ có chính sách gì để khu vực ngoài nhà nước có thể tiếp nhận một phần trong số đó? Chính sách gì để phát triển thị trường lao động, thị trường việc làm? Cơ cấu lại nền kinh tế phải có cơ cấu việc làm", Tổng Bí thư nêu.
Tranh cãi xoay quanh tập cuối phim 'Nữ hoàng nước mắt'
Theo TechSpot, công ty startup Rictor mới đây gây xôn xao sự kiện CES 2025 (Mỹ) khi giới thiệu Skyrider X1, chiếc mô tô bay đầu tiên trên thế giới với mức giá không quá đắt đỏ.Skyrider X1 là sự kết hợp độc đáo giữa xe máy điện và drone, sở hữu 2 bánh xe để di chuyển trên đường và 8 cánh quạt cho phép bay lượn trên không trung. Với tốc độ tối đa 100 km/giờ và thời gian bay 40 phút mỗi lần sạc, Skyrider X1 hứa hẹn mang đến trải nghiệm di chuyển cá nhân hoàn toàn mới.Điểm nhấn của Skyrider X1 nằm ở khả năng vận hành tự động. Người dùng chỉ cần nhập điểm đến, chiếc xe sẽ tự động lên kế hoạch đường bay tối ưu, vượt qua chướng ngại vật và điều chỉnh theo điều kiện thời tiết. Thậm chí, nó còn có thể tự động cất cánh và hạ cánh.Tuy nhiên, dự án 'mô tô bay' của Rictor vấp phải không ít hoài nghi. Các chuyên gia cho rằng những rào cản về kỹ thuật và pháp lý là rất lớn, đặc biệt đối với phương tiện tự hành di chuyển trong không gian đô thị đông đúc.Ngay cả khi Rictor có thể hoàn thiện sản phẩm, việc cấp phép cho phương tiện bay tự động sẽ là một quá trình dài và phức tạp. Nhưng điều này vẫn không quá đáng lo vì Skyrider X1 vẫn cho phép người dùng điều khiển bằng tay thông qua cần điều khiển.Mặc dù vậy, Rictor vẫn tự tin khẳng định Skyrider X1 sẽ được thương mại hóa ngay trong năm tới với mức giá khá 'mềm' là 60.000 USD (khoảng 1,5 tỉ đồng). Liệu đây có phải là lời hứa viển vông của một startup non trẻ, hay Skyrider X1 thực sự sẽ mở ra kỷ nguyên giao thông cá nhân trên không?